Bác sĩ gia đình: Những điều người bệnh cần biết khi thực hiện phẫu thuật thay khớp háng

Phẫu thuật thay khớp hàng là phẫu thuật bác sĩ sẽ cắt bỏ phần chỏm của xương đùi và cắt bỏ phần cổ xương đùi. Tình trạng tổn thương khớp háng kéo dài bệnh nhân có thể bị suy nhược cơ thể và dẫn đến tàn phế nếu không chữa trị kịp thời.

 

Chương trình Bác sĩ gia đình phát sóng lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1 với chủ đề “Phẫu thuật thay khớp háng và những điều cần biết”. Chương trình có sự tham gia tư vấn của Bác sĩ CK2 Huỳnh Đặng Thanh Sơn – Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn – TP.HCM và MC Ngọc Nhi trong vai trò người kết nối.

Mở đầu tình huống, hội bạn có đam mê ca hát lâu ngày tụ họp. Hai người phụ nữ trong hội đang tập trung tập hát thì người đàn ông từ từ bước đến. Lâu ngày người anh không đến tụ hội, cô em thắc mắc hỏi: “Dạo này anh có việc gì bận sao mà không thấy tham gia các hoạt động cùng chúng em”. Người anh nhanh chóng trả lời là do bị tai nạn ảnh hưởng đến khớp háng.

Nghe thấy tình trạng của anh, người em khuyên nhủ nếu cảm thấy những cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đi thăm khám hoặc thay khớp háng. Cô em cùng nhóm liền phản đối ý kiến này vì khớp háng không phải muốn thay là được cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia. Thấy hai người em có ý kiến bất đồng, người anh nhờ sự tư vấn của chuyên gia về phẫu thuật thay khớp háng.

Chia sẻ về nguyên nhân đau khớp háng, Bác sĩ CK2 Huỳnh Đặng Thanh Sơn cho biết: “Nói về nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng có thể chia thành hai nhóm. Đầu tiên là nguyên nhân do chấn thương, người bệnh bị tai nạn thể thao hoặc tai nạn giao thông khi vận động bị sai tư thế bình thường. Với cấu trúc của khớp háng nếu đã bị tổn thương sẽ tạo nên những cơn đau tăng dần theo mức độ tổn thương. Nguyên nhân thứ hai là do người bệnh lớn tuổi, mắc các bệnh di truyền hoặc người bệnh bị mắc chứng viêm hoặc viêm cột sống dính khớp, thoái hoá khớp háng. Những bệnh đó sẽ làm cấu trúc bình thường của khớp háng bị tổn thương”.

Nói về những biến chứng nguy hiểm khi bị tổn thương khớp háng, nam bác sĩ cho biết thêm: “Khi bị tổn thương khớp háng người bệnh có thể bị sưng xung quanh và khó khăn khi vận động và sẽ gây tổn thương nặng hơn gây ra tình trạng cứng khớp. Biến chứng xấu hơn có thể bị tàn phế. Tình trạng tổn thương khớp háng kéo dài bệnh nhân có thể bị suy nhược cơ thể”.

Về vấn đề phẫu thuật thay khớp háng, Bác sĩ CK2 Huỳnh Đặng Thanh Thông chia sẻ: “Phẫu thuật thay khớp hàng là phẫu thuật bác sĩ sẽ cắt bỏ phần chỏm của xương đùi và cắt bỏ phần cổ xương đùi. Đối với những bệnh nhân mà bị gãy cổ xương đùi và bệnh nhân lớn tuổi thì sẽ áp dụng phương pháp thay khớp háng bán phần và cắt bỏ cổ xương đùi, bỏ phần chỏm rồi thay khớp háng mới vào. Trường hợp bệnh nhân bị tiêu giảm xương đùi hoặc bị thoái hoá khớp háng thì bác sĩ sẽ làm mới luôn phần ổ cối và thay luôn phần chỏm xương đùi”.

Chia sẻ về những lưu ý mà bệnh nhân cần biết sau phẫu thuật sau khi thay khớp háng, nam bác sĩ cho biết: “Đầu tiên, người bệnh cần đẩy nhanh quá trình hồi phục và áp dụng các bài tập vật lý trị liệu theo chỉ dẫn của chuyên viên. Điều hai, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế những thực tập cay nóng. Điều ba, không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Điều bốn, người bệnh không chơi các môn thể thao có khả năng va chạm mạnh, tránh hoạt động quá sức. Điều năm, loại bỏ tất cả các chướng ngại vật trong nhà để phòng ngừa té ngã”.

Bác sĩ gia đình được phát sóng định kỳ lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình Vĩnh Long thực hiện.

Hoàng Thủy Uyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *