Trang phục văn hóa dân tộc của Lê Hoàng Phương nặng 20 kg

Sau hơn nửa tháng tham gia hoạt động bên lề, những phần thi phụ, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực vùng miền Việt Nam, trải dài từ Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng và Huế, hơn 70 thí sinh Miss Grand International bay về TPHCM chuẩn bị cho ba đêm thi quan trọng National Costume (20/10), bán kết (23/10) và chung kết (25/10)

Lê Hoàng Phương

Ngày 20/10, một trong những đêm thi quan trọng của cuộc thi Miss Grand International 2023 đã chính thức diễn ra. Sân khấu National Costume đã khiến cả cộng đồng sắc đẹp và khán giả trong nước, quốc tế trầm trồ.

Hội tụ tại đêm thi National Costume có sự xuất hiện của dàn người đẹp như Hoa Hậu Thuỳ Tiên, đương kim Isabella Menin, Á Hậu Minh Kiên, Á Hậu Hồng Hạnh, Chủ tịch Miss Grand International – Mr. Nawat, Phó chủ tịch Miss Grand International – Mrs. Teresa, chủ tịch Miss Grand Vietnam – bà Phạm Kim Dung và Tổng đạo diễn Hoàng Nhật Nam.

Hoa hậu Thùy Tiên

Sân khấu National Costume được đầu tư hoành tráng nhất từ trước đến nay tại SVĐ Phú Thọ

Với sự phối hợp ăn ý và hỗ trợ đầy chuyên nghiệp của phía BTC Việt Nam – công ty Sen Vàng, BTC Miss Grand International đã có một sân khấu hoành tráng và đem lại tiếng vang lớn trong cộng đồng các cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Sân khấu và kỹ xảo đêm thi đã trở thành một chủ đề nóng.

Tổng đạo diễn Hoàng Nhật Nam và bà Teresa

Trong lần hợp tác này, phía BTC Việt Nam đã chuẩn bị cho tổ chức Miss Grand International 2023 một sân khấu National Costume công phu, lớn nhất tại SVĐ Phú Thọ từ trước đến nay. Với bề ngang dài 37m, bề dài là 40m, đường catwalk của đêm thi như được sinh ra để dành riêng cho những bộ quốc phục được thiết kế với kích thước, trọng lượng vài chục kg  của các thí sinh đem đến chương trình.

Sân khấu chương trình

Với câu nghệ livestream 4K lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, từng chi tiết của sân khấu, đường nét rực rỡ của các bộ quốc phục đã khiến khán giả không thể rời mắt! Đặc biệt, trên màn hình LED xuyên suốt chương trình, hình ảnh Cầu Vàng – biểu tượng kiến trúc lừng danh của Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng.  Theo đạo diễn Hoàng Nhật Nam, đây là năm đầu tiên Miss Grand International phát sóng 4K, hình ảnh sắc nét, đẹp trên các nền tảng mạng xã hội.

Trang phục dân tộc các nước

“Để làm được điều này, chúng tôi đã bàn thảo, chuẩn bị trang thiết bị, máy quay hiện đại, và ê-kíp quay lành nghề của Việt Nam kết hợp với ê-kíp đến từ Thái Lan. Hy vọng đó là sự kết hợp mang đến hiệu quả tuyệt vời”, đạo diễn Hoàng Nhật Nam nói.

Hàng loạt bộ quốc phục được thiết kế hoành tráng, nặng vài chục kg

Những bộ quốc phục có mặt tại sân khấu SVĐ Phú Thọ khiến cả khán đài phải choáng ngợp bởi sự đầu tư, đem đến cho khán giả những giây phút tận hưởng nghệ thuật thăng hoa. Lần lượt các thí sinh sải bước trên sân khấu với trang phục thể hiện lên niềm tự hào dân tộc của họ và trình diễn những điệu múa truyền thống. Tất cả đã tạo nên những dấu ấn rất “Grand”! Trang phục dân tộc của Cambodia, Venezuela, Thái Lan, Myanmar… nặng khoảng 30 kg.

“Tôi chỉ chuẩn bị về sân khấu còn về phục trang, tất cả thí sinh đều phải tự chuẩn bị tại quốc gia của mình và mang đến Việt Nam. Những ngày vừa qua với các bạn cũng rất là dài. Trang phục được thí sinh mang từ quốc gia của mình đến Hà Nội, sau đó ê-kíp Việt Nam vận chuyển trang phục bằng xe từ Hà Nội vào TP.HCM, sau đó bảo quản, giữ gìn trang phục cho các bạn. Tất cả các bộ trang phục văn hóa dân tộc của thí sinh được vận chuyển trực tiếp từ Hà Nội vào TPHCM bằng đường bộ thay vì đường hàng không để đảm bảo không bị xô lệch, các cô gái không phải mang theo trong hành trình ở Quảng Ninh, Đà Nẵng và Huế”, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ.

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ thêm đêm National Costume tại Miss Grand International do các thí sinh có trang phục tự chuẩn bị hoàn chỉnh. Ngoài ra, chỉ có một phông nền sân khấu chung cho thí sinh để đảm bảo tính công bằng cũng như sự tròn trịa nhất cho phần trình diễn, giống nhau từ màu sắc, ánh sáng cho đến visual. Các thí sinh sẽ trình diễn theo format quốc tế, theo thứ tự bảng chữ cái để đảm bảo tính công bằng.

Xuất hiện cuối cùng trên sân khấu đó chính là “Vũ khúc thiên long” của đại diện Việt Nam Lê Hoàng Phương. Ban tổ chức và nhà thiết kế trăn trở làm sao cho thiết kế rực rỡ hơn, mang tính sân khấu, trình diễn nhiều hơn để tạo ấn tượng trình diễn bắt mắt. Do đó nhà thiết kế đã vẽ, tạo thêm nhiều điểm nhấn khác.

Bộ quốc phục lần này đã được “nâng cấp” với độ sự kỳ công khi có chiều cao lên đến 3.5 m và nặng 20kg. Với biểu tượng cho sức mạnh, quyền uy, niềm tin và ước vọng về sự hưng khởi, thịnh vượng của người dân dành cho đất nước, bộ trang phục dân tộc đầy tự hào của Việt Nam đã khiến khán đài thích thú. Những tiếng hò reo, cỗ vũ vang vọng khắp sân khấu khiến cho đêm nay trở thành một đêm cực kỳ đáng nhớ cho khán giả!

70 thợ trang điểm và hàng chục nhà thiết kế Việt Nam hỗ trợ thí sinh quốc tế

Để đảm bảo tiến độ, quá trình bước ra sân khấu trình diễn cho thí sinh, ban tổ chức Việt Nam trang bị đội ngũ trang điểm, làm tóc lên đến 70 người với 70 bàn trang điểm cho mỗi thí sinh ngay tại Nhà thi đấu Phú Thọ, nơi diễn ra ba đêm thi National Costume (20/10), bán kết (23/10) và chung kết (25/10).

Ê-kíp Quân Nguyễn – Pu Lê chuẩn bị sẵn để giúp đỡ thí sinh khi cần thiết. Không gian bố trí chuyên nghiệp, đảm bảo hỗ trợ kịp lúc cho hơn 70 thí sinh trước khi ra sân khấu trình diễn. Ban tổ chức cũng sắp xếp các nhà thiết kế trẻ của Việt Nam có mặt tại hậu đài để hỗ trợ từng thí sinh chỉnh sửa trang phục dân tộc. Đại diện của Haiti bị thất lạc vali đựng trang phục dân tộc, thế nên, một nhà thiết kế Brian Võ của Việt Nam đã hỗ trợ cô ấy làm một bộ trang phục mới. Đây là điều rất hiếm thấy ở các cuộc thi nhan sắc quốc tế khi thí sinh đều phải tự trang điểm, chuẩn bị trang phục.

Ngoài ra, ban tổ chức bố trí không gian ăn buffet từ Em Restaurant cho thí sinh và ê-kíp ngay tại sân khấu. Điều này nhằm tránh tình trạng thí sinh phải di chuyển liên tục, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc tập luyện và sức khỏe liên tục cho các phần thi. Công tác chuẩn bị, thi công sân khấu được ê-kíp Việt Nam thực hiện từ ngày 10/10 – trước đêm thi Trang phục Văn hóa dân tộc khoảng 10 ngày.

Công ty Sen Vàng – đơn vị tổ chức –  còn bố trí phòng nghỉ ngơi cho thí sinh trong không gian rộng rãi, thoáng mát ngay tại sân khấu. Phòng thử trang phục Văn hóa Dân tộc được bố trí gần khu vực nghỉ ngơi của thí sinh. Trên mỗi ghế đều ghi sẵn đại diện các quốc gia, ghế ngồi bố trí ngăn nắp, khoảng cách chỗ ngồi đủ rộng để thí sinh thoải mái và trò chuyện sau các buổi tập, tổng duyệt.

Phủ lạnh nhà thi đấu Phú Thọ cho 3 đêm thi

Cả ba đêm thi quan trọng của Miss Grand International đều diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ, quận 10, TPHCM. Để tạo không gian thoáng mát, không khí thoải mái cho lãnh đạo, nhà tài trợ, thí sinh, ban tổ chức MGI và fan beauty queen Việt Nam, người hâm mộ sắc đẹp quốc tế, ê-kíp Việt Nam phủ lạnh nhà thi đấu, trang bị hàng chục máy  điều hòa, riêng công ty Casper tài trợ 16 máy điều hòa 2,5 ngựa bên cạnh việc bỏ chi phí ra thuê điều hòa lấp đầy khu vực sân khấu, hậu trường, khán đài…

“Tại Miss Grand Vietnam 2023, chúng tôi có trang bị 6 điều hòa. Nhưng do không gian quá lớn, độ làm mát chưa đủ phục vụ khán giả đến xem chung kết. Đến đêm National Costume, chúng tôi cho lắp đặt hàng chục điều hòa để các vị khách quý, thí sinh, ban tổ chức MGI và khán giả thưởng thức ba đêm thi trọn vẹn”, đạo diễn Hoàng Nhật Nam, đại diện ê-kíp Việt Nam tại Miss Grand International, chia sẻ với báo chí.

Ngoài ra, đạo diễn Hoàng Nhật Nam nói thí sinh Miss Grand International đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, có người ở xứ lạnh. Ban tổ chức lo lắng thí sinh mất năng lượng vì nhiệt độ nóng.

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam cho biết sau chung kết Miss Grand International, ban tổ chức Việt Nam tặng 16 điều hòa do công ty Casper tài trợ trao quyền sở hữu cho Nhà thi đấu Phú Thọ. Theo anh, sự đầu tư trang thiết bị cho sân khấu ba đêm thi không chỉ là vấn đề tài chính, mà là tâm huyết của ban tổ chức với sân chơi quốc tế được diễn ra tại Việt Nam. Anh muốn các thí sinh và BTC nước ngoài thấy được sự chuyên nghiệp, nhiệt thành của con người Việt Nam.

Trước khi chuẩn bị lịch trình tại TPHCM, hơn 70 cô gái có cơ hội trải nghiệm tinh hoa ẩm thực, văn hóa đặc trưng từng vùng miền trải dài từ thủ đô Hà Nội đến miền Trung, sắp tới là những hoạt động tại TPHCM đại diện cho Nam bộ. Nhiều thí sinh gửi lời cảm ơn đến ê-kíp Việt Nam khi mang đến cho họ lịch trình trải nghiệm thú vị, đa dạng từ ẩm thực, du lịch cho đến đời sống văn hóa tinh thần, âm nhạc.

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam cho biết chủ đích của công ty Sen Vàng đăng cai Miss Grand International 2023 tại Việt Nam là quảng bá văn hóa, du lịch nước nhà.

Năm nay, cuộc thi tìm ra hoa hậu và bốn á hậu. Theo lời ông Nawat, Top 5 sau đăng quang sẽ ở lại Việt Nam trong 10 ngày để quảng bá văn hóa, du lịch và đất nước hình chữ S.

 

Hoàng Thủy Uyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *